[Article/Knet] Thế hệ "từ bỏ" của Hàn Quốc


Bạn nào follow tớ lâu rồi có lẽ sẽ nhớ hồi Spring day được phát hành tớ có từng chia sẻ link một bài báo nói về vấn đề xã hội của Hàn Quốc tớ từng vô tình đọc được trước khi album You Never Walk Alone của BTS được phát hành 2-3 tuần gì đó và đã rất bất ngờ vì nội dung của bài báo khiến tớ liên tưởng tới lyrics của BTS rất rất nhiều.

Post này: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=199319660544759&set=a.195457387597653.1073741843.100014001782818&type=3&theater

Đợt Spring day vướng phải tranh cãi về lyrics "cổ vũ tự tử": https://jjang2manbbung2.blogspot.com/2017/02/misc-vai-thu-lien-quan-ve-cao-buoc-bts.html


Bài báo này thực tế chỉ là một bài viết về thực trạng xã hội Hàn Quốc, hoàn toàn không có mối liên quan tới BTS hay Spring day, thế nhưng, khi đọc bài, với tư cách là một người nghe nhạc và quan tâm tới nội dung lyrics của BTS thì chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy những câu chuyện, những chủ đề xã hội nhóm từng đề cập được hiện lên khá rõ ràng, từ "thế hệ từ bỏ" Rapmon đề cập trong Dope, hay "thìa vàng", "thìa bẩn", những con cò và tầng lớp địa vị cao đổ lỗi cho giới trẻ, sự thiếu công bằng trong cơ hội và thi hành pháp luật trong Baepsae,...  Đối với một fan quốc tế như tớ thì lyrics của BTS vốn đã rất tuyệt rồi nhưng khi đọc đến bài báo này thì xem ra khác biệt ngôn ngữ và văn hóa, xã hội mà một bản dịch của fans khó có thể truyền tải được hết cũng vẫn là rào cản lớn khiến chúng ta chưa biết được hết cái hay trong lyrics của nhóm, quả nhiên là bình luận của Knet bảo mong người nghe quốc tế cũng hiểu hết được lyrics rất đúng.

Lần trước tớ mới chỉ share bản dịch tiếng Anh nên có lẽ là không nhiều bạn đọc hiểu hết bài được, nên bây giờ tớ dịch nó ra tiếng Việt, mong là sẽ giúp được nhiều bạn hiểu hơn về những câu chữ trong lyrics của BTS.





Thế hệ “từ bỏ” của Hàn Quốc

Có rất nhiều thuật ngữ trong bài báo này sử dụng những từ vựng tiếng Hàn theo cách độc đáo. Để dễ hiểu hơn thì dưới đây là vài giải thích cơ bản của các thuật ngữ bạn sẽ gặp phải trong bài:

1.       Thế hệ 880-nghìn (88만원 세대):  ám chỉ tới số tiền kiếm được đối với việc làm toàn thời gian trên mức lương tối thiểu. Rất nhiều trong số các nhân viên không thường xuyên hoặc part-time (bán thời gian) là sinh viên đại học.
2.       Thế hệ Sampo (삼포 세대): ám chỉ tới những người cảm thấy họ buộc phải từ bỏ ba sự thứ trọng đại trong cuộc đời, đa phần là các mối quan hệ, kết hôn và con cái
3.       Thế hệ Opo (5 세대): như trên nhưng từ bỏ 5 thứ.
. .     Thế hệ Chilpo (7 세대): cũng giống “Sampo” nhưng là từ bỏ 7 thứ.
. .     Thế hệ Ilpo (일포 세대):  khi có quá nhiều thứ phải hy sinh (từ bỏ) thì kiểu như từ bỏ một ()  thứ - chính là cuộc sống.

Bài báo từ Kookmin Ilbo

Những người trẻ tuổi và nỗi đau. Từ “Opo” tới “Chilpo”, thế hệ “từ bỏ”.

Những cái tên mà chúng tôi gán vào mỗi thế hệ là sự phản ánh của kiểu đời mà họ đang sống. Thế hệ 880-nghìn phản ánh thị trường việc làm ác liệt và sự thịnh hành của công việc tạm thời dành cho giới trẻ. Và rồi, thế hệ “Sampo” là những người bị ép buộc phải từ bỏ giấc mơ trong các mối quan hệ, kết hôn và con cái. Nếu trở thành người chủ gia đình và hy sinh cuộc sống ngoài xã hội được thêm vào thì họ trở thành thế hệ “Opo”. Bây giờ, thêm hai thứ hy sinh nữa, là ước mơ và hy vọng thì thế hệ đó được đặt tên là “Chilpo”

Các thế hệ trẻ hơn đã phải từ bỏ rất nhiều thứ mà giờ đây họ gọi mình là thế hệ “nPo”. Anh Lim Chan-mok, một sinh viên đại học 25 tuổi nói rằng: “Bản thân tôi và nhiều người bạn của tôi nữa đang làm các việc bán thời gian để chi trả học phí. Nếu tốt nghiệp xong mà chuyện tìm được việc làm không phải vấn đề thì chúng tôi đã có thể cố nở nụ cười mà vượt qua khó khăn rồi. Thế nhưng thực tế thì khi chúng tôi tốt nghiệp xong, tìm kiếm một công việc mới chính là vấn đề thực sự. Thậm chí đối với mấy bạn đã có việc làm rồi thì họ lại lo lắng về việc kết hôn. Những người kết hôn rồi thì lo lắng về việc mua nhà. Chúng tôi tự gọi mình là thế hệ “n-Po” bởi chúng tôi đang từ bỏ hết tất cả những giá trị trong cuộc sống”

Những rào cản mà giới trẻ đang đối mặt được phản ánh trong ngôn ngữ tự hạ thấp của họ. Các cộng đồng internet chứa những người trẻ tuổi đang tạo ra những từ lóng mới với tốc độ nhanh chóng. Những từ ngữ nói bóng gió tới tình hình hiện nay như là “thìa bẩn” trong mối so sánh với “thìa vàng” (người được sinh ra ở gia đình giàu có). “Thìa bẩn” ám chỉ những người trẻ tuổi được lớn lên từ gia đình nghèo khó và hỗ trợ tài chính ít ỏi.

Có một trò chơi được gọi là “Thìa bẩn BINGO”  xuất hiện trên mạng. Bảng trò chơi gồm 5 hàng và cột. Trong các hàng và cột có những mục như “tôi từng có việc làm bán thời gian”  “trong nhà chẳng có lấy bồn vệ sinh” “trong nhà chẳng ai có xe hơi hoặc cái mẫu ấy quá 7 năm rồi” “bố mẹ tôi không được kiểm tra sức khỏe thường xuyên” “chúng tôi nợ tiền nhà” và “tôi thường mua sắm ở cửa hàng đồ cũ” . Câu nào đúng với người chơi thì họ khoanh tròn chúng. Nếu người chơi có một Bingo (5 cái trong một hàng) thì họ hét lên “tôi chính là cái thìa bẩn”. Rất nhiều người đã đăng tải kết quả chơi của họ lên các phương tiện truyền thông hay blog.

Kim Su-han, giáo sư Xã hội học của Đại học Hàn Quốc đã chia sẻ “Nhìn vào tình hình tại đây thì “chiến lược rên rỉ” trở lên tràn lan. Những người trẻ tuổi không thể tận hưởng bất kì lợi ích trong cuộc sống nào đang cảm thấy giận dữ hay bị tước quyền công dân và lôi vào những cuộc nhạo báo và tự hạ thấp. Những thế hệ lớn tuổi hơn được công nhận bởi sự chăm chỉ nhưng những thế hệ trẻ lại được biết đến nhiều hơn bởi sự không kế thừa thay vì chăm chỉ khi nói đến việc gặt hái thành công. Cách suy nghĩ này phản ánh những khó khăn mà giới trẻ phải đối mặt ngày nay.

Những khó khăn mà giới trẻ đối mặt được hiển thị trong các thống kê. Dựa theo Viện Hàn Quốc học về Sức khỏe và Xã hội, trong năm 2013, tỉ lệ hộ nghèo là 19,7% cho lứa tuổi 18-24 và 12,3% cho lứa tuổi 25-29. Tỉ lệ cao nhất tiếp theo là 20,3% trong nhóm người 60-64 tuổi. Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cũng tăng đều từ 9% năm 2012 và 9,3% năm 2013 lên 10% năm ngoái. Con số này không bao gồm những người từ bỏ việc tìm kiếm việc làm, đang chuẩn bị cho những kì thi chuyên nghiệp hay những người đang học đại học, tỉ lệ thất nghiệp thực tế còn cao hơn nhiều.

Thậm chí nếu bạn tới nơi thương mại nhộn nhịp như Gwanghwamun, thì tìm được việc làm đảm bảo cũng vẫn khó khăn. Dữ liệu từ Trung tâm người lao động thời vụ của Hàn Quốc đã cho thấy vào năm ngoái có 3,410,000 công nhân trong lứa tuổi 20 thì 47,4% số đó là người lao động thời vụ.

Tự hạ thấp là một cách nhạo báng xã hội. Vào cuối năm ngoái, một trang cộng đồng trên internet đã bình chọn từ lóng nổi nhất năm 2014. Và đứng đầu là “sen-song hamnida”; thứ 2 là “mi-gae hada”. Trong đó “Sen-song hamnida” là cách nói tắt của “Tôi xin lỗi tôi là Josenjing” [“Tôi xin lỗi tôi là người Hàn, nhưng nói bằng giọng điệu của thực dân Nhật]. Còn “Mi-gae hada” [lạc hậu, không văn minh] trở thành một từ nổi tiếng sau khi con trai của một ứng cử viên thống đốc Seoul nói trong cuộc bầu cử tại địa phương rằng “Nếu người dân Hàn Quốc không văn minh thì chẳng phải nó có nghĩa rằng Đại Hàn là một quốc gia không văn minh sao?”

Những người trẻ tuổi và khốn khổ thường xuyên mô tả Hàn Quốc như địa ngục khi họ nói “Địa ngục Joseon” và họ thậm chí tạo “gye nhập cư” [các quỹ được tập hợp bởi một nhóm bạn giúp tiết kiệm được tổng số tiền lớn] nhằm bỏ trốn. Jeong, một nhân viên văn phòng 25 tuổi đang tìm kiếm những người để lập “gye” nhập cư cùng. Cho dù là Bắc Âu, Australia hay New Zealand thì một “gye” đều có thể giúp gây quỹ và chia sẻ các thông tin. Jeong nói với nụ cười cay đắng hiện trên khuôn mặt “Vài người bạn của tôi nói rằng họ muốn lập “gye” nhập cư và nhiều người khác đã tỏ ra hứng thú về nó. Thế nhưng để tập hợp cùng nhau tạo ra “gye” tốn thời gian và tiền bạc trong nguồn dữ trữ ngắn, vậy nên chúng tôi vẫn chưa thể bắt đầu”

Như giáo sư Kim đã chỉ ra “Nhìn thấy ngày càng nhiều người trẻ tuổi sử dụng ngôn ngữ tự hạ thấp và nhạo báng, thậm chí nghĩ tới việc “trốn khỏi” [Hàn Quốc] đó chính là dấu hiệu thể hiện rằng việc tìm kiếm hạnh phúc và cơ hội đang trở lên khó khăn hơn. Chúng ta phải tạo ra một xã hội nơi mà cơ hội và luật lệ được áp dụng công bằng giúp mọi người đều có thể đua tranh được”

Bình luận từ Naver:

tlsl****: Dù ở mức nào thì đây chỉ là một đất nước tốt để sống nếu như bạn là người trong quốc hội hay người nổi tiếng mà thôi

kkk8****: “Tổn thương vì đó là tuổi trẻ” là thứ nhảm nhí tởm lợm. Nếu đau yếu thì chỉ là bệnh nhân mà thôi.. Họ nói đó là thế hệ “chil-po” nhưng thực tế thì giống thế hệ “il-po” (từ bỏ cuộc sống) hơn đấy.

kun9****: Có ai đi ị buổi sáng khi đọc cái này không?

hun0****: Tau cạn lời rồi.. thật đó…

powe****: Tớ đang học để nhận chứng chỉ tài chính quốc tế đây. Nhận được bằng rồi tớ sẽ lên kế hoạch di cư luôn.

gksr****: Thanh niên ngày nay có đống hồ sơ xin việc tăng cường nhiều nhất trong lịch sử luôn đấy, ấy thế mà họ vẫn chẳng tìm lấy được một công việc. Thế các người thực sự nói rằng tất cả đám trẻ đều có kỳ vọng quá cao và chúng làm việc chưa đủ chăm chỉ sao?

tosh****: Lần nào đọc bài báo thế này thì kiểu gì cũng luôn có những người đổ lỗi cho sự thiếu nỗ lực về phía các cá nhân mặc cho xã hội có những vấn đề nghiêm trọng. Tất nhiên là, nếu một cá nhân làm việc chăm chỉ thì chẳng quan trọng họ là “sampo”, “ohpo” hay “chilpo” thì đều có thể sống tốt thôi. Tuy nhiên sự thật cho thấy rằng là đa số giới trẻ có khoảng thời gian khó khăn là do các vấn đề thuộc thể chế lớn hơn cơ. Nếu giới trẻ người được coi là trụ cột xã hội này mà thất bại thì sẽ chẳng có tương lai nào dành cho chúng ta đâu.

kore****: Tôi chẳng hẹn hò và còn bỏ thuốc lá với tụ tập bạn bè nên đã tiết kiệm được 300,000 won đấy. Tiết kiệm được tiền rồi nhưng sao vẫn thấy hơi buồn nhỉ?

qwe0****: Mặc dù em nói xấu tụi “thìa vàng” vậy thôi chứ thật ra em ghen tị với bọn họ lắm.

hlsk****: Mình không biết đứa nào tạo ra cái “Địa ngục Joseon” nhưng nó chuẩn vcđ luôn. Thật sự không có cách nào tổng hợp được tình hình hiện giờ ở Hàn Quốc hay hơn ba cái âm tiết đó đâu.

befi****: Tụi trẻ Hàn Quốc tốt bụng quá hay là ngu dốt nhỉ? Ở những nơi như Pháp này, mọi người đang biến nó thành vấn đề lớn và tổ chức những buổi biểu tình khổng lồ nơi họ yêu cầu các nhà chính trị phải hành động đúng đắn và tạo ra việc làm.

dfge****: Có rất nhiều bình luận nói rằng giới trẻ thật là thảm hại. Mấy người nghĩ rằng họ muốn mình thảm hại á? Trong thời đại ngày nay nhiệm vụ của chính phủ chính là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, xóa bỏ những xung đột giữa các tầng lớp. Chúng ta cần phải bàn luận xem Đại Hàn đang làm tốt hay không. Mọi người hãy vững vàng lên! Tôi đã kết hôn và hiện đang nuôi con được 6 tháng tuổi đây này. Khó khăn nhưng cũng chẳng khó hơn bất kì ai cả. Các bạn có thể làm được mà!

dltm****: Thế hạ lương của mấy người trong quốc hội để chúng ta có thể lấy đó giúp đỡ người trong thế hệ “n-po” có được hem?

wjsa****: Câu trả lời duy nhất cho cái nước này chính là chuồn đi mà thôi.

 nowo****: Mấy lão già mập ú bảo rằng thế hệ trẻ toàn lũ lười biếng và thảm hại. Câm cmn mồm lại. Bọn tao không cố kiếm việc làm chân tay là vì bọn tao ghét cái cách bị chúng mày coi thường. Cứ làm như già hơn là khôn hơn ý.

shak****: Mấy lão già giận dữ lúc nào chả thế. Bọn họ làm việc cật lực để con trai có thể làm việc trong các công ty lớn hay trở thành cán bộ công chức. Không cho con gái kết hôn với người nào mà làm việc ở công ty nhỏ hay trung bình, hoặc ai đó lao động chân tay. Thế hệ của bọn họ có tư duy phân biệt đẳng cấp xã hội mạnh nhất và bọn họ thực hành nó nhiều nhất. Âý thế mà cứ với người không phải con họ thì lại bảo phải hạ tiêu chuẩn thấp xuống rồi tìm hiểu về kinh doanh hay làm việc trong doanh nghiệp nhỏ đi. Đúng là tâm tính như cớt.

minp****: Vâng, đây chính là địa ngục Joseon của đời em.

soon****: Tôi mới bỏ công việc bàn giấy tào lao có mức lương thấp òm trong khu lao động chân tay rồi. Tất nhiên làm người kiếm tiền duy nhất khiến việc kết hôn trở lên khó khăn hơn nhưng thật may mắn là dù chẳng có sự giúp đỡ gì về phía gia đình bạn gái thì chúng tôi vẫn làm lễ cưới được. Bắt đầu từ vị trí nhỏ bé cũng ổn mà. Hãy nhìn quanh bạn đi, mạnh mẽ lên, và thấy có bao nhiêu công việc ngoài kia chứ. Thậm chí nếu bạn làm việc chân tay thì chỉ cần bạn có tầm nhìn cho cuộc sống của mình thì chẳng có gì sai trái để nắm bắt nó cả. Bạn làm được mà!

----------
Tiện thể đây là một video nói về mối liên quan giữa MV & lyrics của Spring day với thảm họa phà Sewol tớ thấy là khá đầy đủ, muốn chia sẻ với các bạn: https://www.youtube.com/watch?v=FrT4a_Fw6pE

Bài hát cũng từng được SBS sử dụng trong phóng sự tưởng niệm: https://www.facebook.com/100014001782818/videos/vb.100014001782818/230544150755643/?type=2&theater


EmoticonEmoticon